Chữa bệnh tiểu đường từ khổ qua có tác dụng thần kỳ

Theo đông y cây mướp đắng hay còn gọi khổ qua có vị đắng không độc kinh tâm, tỳ, vị, can, phế. Có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. 
Bài viết sau đây xin giới thiệu với các bạn bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ mướp đắng được nhiều người mắc bệnh tiểu đường đang làm.


Mô tả về cây.

Dây leo bằng tua cuốn, thân có cạnh, lá mọc so le, chia 5-7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn.
Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp có hạt nhỏ bao quanh.
Đặc điểm sinh thái: Loài cổ nhiệt đới, ít khi mọc hoang dại trong rừng thứ sinh, ven suối, gần làng bản.
Khu vực phân bố: Trên khắp nơi ở Việt Nam, ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Bộ phận thường dùng: Quả, hoa ,rễ; thường gọi là khổ qua. Chọn những quả màu vàng lục, dùng tươi. Dây lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng và dược liệu: Quả có vị hơi đắng, tính hàn, lúc còn xanh có tính giải nhiệt, trừ đờm, mắt sáng, mát tim, nhuận tràng bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc lợi tiểu… Dây lá có vị đắng, tính hàn; có tác dụng trừ tà nhiệt, giải lao, thanh tâm, làm sáng mắt…
Công dụng và liều dùng: Quả được dùng làm thuốc bổ máu, giảm sốt, giảm ho, trị giun, hạ đái đường. Ở Ấn Độ quả của cây khổ qua (lá, rễ) cũng được dùng trị bệnh đái đường.


Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Trị đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin: Quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước chín. Dây khổ qua 20g, Ô rô 20g, Lô hội 20g. Dùng dược liệu khô, sắc nước uống trong ngày. Phiền nhiệt miệng khát và bệnh đái tháo đường: Dùng 1 quả khổ qua tươi (mổ ra bỏ ruột), xắt nhỏ, sắc lấy nước uống. Trị bệnh đái đường, có thể dùng khổ qua phơi khô, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần với nước chín.
Theo y học cổ truyền – Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh đã dùng khổ qua phối hợp với lá đa búp đỏ và đậu bắp chế thành dạng trà và dạng viên nang để điều trị đái tháo đường tuýp 2 
Dây lá khổ qua và lá đa búp đỏ, liều lượng bằng nhau làm thành dạng trà thuốc, mỗi gói 10g để hãm nước sôi dùng uống thường xuyên. Đồng thời cũng đã nghiên cứu thành công dạng viên nang từ hai loại dược liệu trên tiện dụng cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh.
Thân lá khổ qua và thân lá đậu bắp, đều 2kg, được chiết bằng cồn và cô dịch chiết của từng loại, sau đó phối hợp với nhau, dùng uống cũng thu được kết quả tốt..





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đổi mới phong cách với nhuộm tóc nâu hạt dẻ nam cực đẹp

Các mẫu giày lười nam đẹp đang gây sốt trong năm 2018

Giày boot nam Hàn Quốc mang phong cách mới lạ ngay tại tphcm